top of page

NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU

V-CAPS 1
Nghiên cứu thuần tập tiến cứu trên bệnh nhân có triệu chứng hô hấp

Mục tiêu:

  • Nhằm thu thập bằng chứng để góp phần vào những hiểu biết về bệnh hô hấp cấp và mãn tính cũng như hút thuốc lá trong những bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế.

  • Nhằm đánh giá các cách tiếp cận để quản lý bệnh phổi mãn tính và hút thuốc hiện tại của hệ thống y tế.

Thiết kế nghiên cứu: 

V-CAPS 1 là nghiên cứu thuần tập tiến cứu được thực hiện trên nhóm bệnh nhân có triệu chứng hô hấp, hoặc đang hút thuốc, tới khám tại các cơ sở y tế được lựa chọn. 

Địa điểm nghiên cứu:

Hà Nội, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau

Thời gian triển khai:

Từ tháng 10 năm 2017 đến nay.

Tổng cộng, khoảng hơn 1000 ca có triệu chứng hô hấp và hơn 1000 ca đang thuốc thuốc sẽ được thu nhận vào nghiên cứu này.

Kết quả từ nghiên cứu V-CAPS 1 sẽ được sử dụng làm căn cứ xây dựng nghiên cứu can thiệp được tiến hành trong năm thứ 2 của Dự án.

optiton 1_ver 3.png
V-CAPS 2
Mô tả thái độ và thực hành quản lý bệnh phổi mãn tính và phòng chống thuốc lá tại các cơ sở y tế

Mục tiêu:

​Nghiên cứu VCAPS 2 nhằm xác định thái độ và thực hành phòng chống thuốc lá và quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính/ hen phế quản tại cơ sở y tế các cấp của hệ thống y tế.

Thiết kế nghiên cứu:

V-CAPS 2 bao gồm 6 nghiên cứu cứu nhỏ, sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin khác nhau bao gồm khảo sát định lượng, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và quan sát trực tiếp. Các cấu phần của V-CAPS 2 gồm có:

  • Điều tra cắt ngang nhằm đánh giá việc thực hành quản lý CODP và hen.

  • Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đánh giá hành vi và thực hành quản lý bệnh phổi mạn tính và kiểm soát thuốc lá.

  • Đánh giá tính sẵn có của thuốc điều trị CODP, hen và các chương trình hỗ trợ cai thuốc ở các cơ sở y tế.

Địa điểm nghiên cứu:

Hà Nội, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau

Thời gian triển khai:

Từ tháng 10 năm 2017 đến nay.

optiton 1_ver 3.png
Phân tích hệ thống y tế

Mục tiêu:

Tìm hiểu những khoảng trống và trở ngại trong triển khai các can thiệp phối hợp của ngành y tế đối với công tác phòng chống COPD và hen phế quản tại Việt Nam.

Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu bám sát theo Khung Hệ thống y tế của Tổ chức Y tế thế giới.

Thiết kế nghiên cứu:

Rà soát tài liệu hiện có và phỏng vấn sâu với những người cung cấp thông tin chính.

Thời gian triển khai:

Từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018.

download (1).jpg
Chuỗi dịch vụ y tế trong chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Mục tiêu:

  • Xác định tỉ lệ bệnh nhân sử dụng dịch vụ chẩn đoán và điều trị COPD theo chuỗi chăm sóc, qua tổng quan hệ thống các nghiên cứu sẵn có về chẩn đoán COPD, sự cam kết và tuân thủ điều trị ở tất cả các nhóm bệnh nhân.

  • Xác định các yếu tố liên quan tới việc bệnh nhân không tiếp cận được hoặc không sử dụng mỗi bước trong chuỗi chăm sóc COPD.

  • Xác định những hạn chế trong các nghiên cứu mô tả chuỗi chăm sóc sức khỏe đối với bệnh COPD.

Phương pháp nghiên cứu:

Tổng quan hệ thống và phân tích gộp

Thời gian triển khai:

Từ tháng 10/2017 đến tháng 6/2018. Tìm kiếm tài liệu được thực hiện vào tháng 10/2017. 

xLungs-1-1-274x240.jpg.pagespeed.ic.NqiE

Tổng quan hệ thống và phân tích gộp

Can thiệp cai nghiện thuốc lá trong bối cảnh hạn chế nguồn lực y tế

Mục tiêu:

Nhằm đánh giá hiệu quả của các can thiệp cai nghiện thuốc lá trong bối cảnh ngành y tế ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Thiết kế nghiên cứu:

Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về hiệu quả của các can thiệp cai nghiện thuốc lá đã được triển khai tại các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Thời gian triển khai:

Từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2018. Tìm kiếm tài liệu được thực hiện vào tháng 12/2017. 

29572812_10156421438370087_3431005267482

Tổng quan hệ thống và phân tích gộp

bottom of page